Bệnh chàm khô là căn bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, lúc thời tiết hanh khô, khiến da khô ráp, nứt nẻ, khó chịu. Do đó, cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh bệnh diễn biến phức tạp gây ra biến chứng nguy hiểm.
Contents
Bệnh chàm khô là gì? Bệnh chàm khô có lây không?
Chàm khô là một dạng bệnh thường gặp của bệnh chàm. Đây là tình trạng viêm da mãn tính xảy ra do lớp sừng của da bị tổn thương, mất nước, khiến da khô, căng tức, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, đồng thời tăng sinh tế bào sừng.
Chàm khô xuất hiện với các triệu chứng ngoài da nghiêm trọng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người sợ hãi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa xã hội khẳng định, bệnh chàm khô không hề lây nhiễm, bệnh chỉ tiến triển mạnh trên bề mặt da của người mắc bệnh chứ không lây truyền từ người này sang người khác.
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô là gì?
Một số nguyên nhân gây bệnh chàm khô phải kể đến là:
Do di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh chàm khởi phát. Theo thống kê, nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm khô, thì con cái có tỷ lệ mắc bệnh lên đến 50%.
Những yếu tố dị nguyên: Các yếu tố dị nguyên như: Thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với hóa chất độc hại,…đều là những yếu tố dị ứng gây ra bệnh.
Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ăn thực phẩm cay nóng đều là những nguyên nhân khiến bệnh chàm khô phát triển.
Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa diễn ra gây tăng sinh tế bào sừng khiến da bong tróc, thô ráp, sần ngứa, ngoài ra, còn khiến da yếu và dễ bị tổn thương.
Các bệnh lý: Người có tiền sử mắc các bệnh lý như: Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh liên quan đến gan, thận,…
Triệu chứng của bệnh chàm khô
Nắm rõ các triệu chứng bệnh chàm khô sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các triệu chứng của bệnh chàm khô như:
Ngứa, phù nề
Ở giai đoạn mới, bề mặt da xuất hiện các mảng da màu hồng hơi tấy đỏ và phù nề, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, ranh giới không rõ ràng. Người bệnh luôn có cảm giác ngứa, muốn gãi, càng gãi da càng phù nề thêm.
Da xuất hiện mụn nước
Khi bệnh tiến triển, các mụn trắng li ti bắt đầu tăng kích thước thành mụn nước chứa dịch bên trong. Mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do gãi, nặn. Sau 2 – 3 ngày các mụn nước vỡ ra tạo thành các mảng chàm lớn ở thể bội nhiễm.
Tình trạng bong tróc da
Sau khi chất dịch chảy hết sẽ bắt đầu khô và đóng vảy. Dưới tác động của việc di chuyển vùng da này sẽ bị co kéo gây nứt nẻ, bong tróc và chảy máu.
Khi vùng da cũ bị bong tróc đi, lớp da non mới lên mỏng và nhẵn hơn. Tình trạng này khiến cho lớp da mới và lớp da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da xù xì, thô ráp và rất mất thẩm mỹ.
Điều trị bệnh chàm khô như thế nào?
Bệnh chàm khô là căn bệnh mãn tính, do đó, việc điều trị cần phải kiên trì thực hiện mới đem đến hiệu quả tích cực. Hiện nay, có 2 cách chữa bệnh chàm khô phổ biến:
Chữa bệnh chàm khô bằng Tây y
Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng bệnh trên da mà bác sĩ sẽ lên toa các loại thuốc phù hợp:
- Thuốc có chứa thành phần hydrocortisone: Giúp giảm tình trạng ngứa hay viêm.
- Corticosteroids: Cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay viêm mà bệnh gây ra.
- Thuốc kháng Histamin: Sử dụng khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nặng nề thêm.
- Thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da: Sử dụng cho trường hợp khô nứt da có rỉ máu hay nhiễm khuẩn,…
Phương pháp Tây y chữa bệnh chàm khô sử dụng các loại thuốc tân dược, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, hồi phục bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng điều trị tận gốc bệnh chàm, bệnh dễ tái phát trở lại. Đặc biệt, thuốc Tây y chứa khá nhiều tác dụng phụ, sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận,…
Chữa bệnh chàm khô bằng Đông y
Nhằm khắc phục những nhược điểm mà thuốc Tây y mang lại, hiện nay, nhiều người hướng đến cách chữa bệnh chàm khô bằng Đông y. Những bài thuốc Đông y được y học đánh giá cao về độ an toàn, giúp loại bỏ hoàn toàn nguyên căn gây bệnh, điều trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa bệnh chàm tái phát hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm khô như:
- Bài thuốc 1: Kinh giới, Thục địa, Sinh địa, Phòng phong, Thương truật, Bạch thược, Đương quy, Bạch tật lê, Thuyền thoái, Khổ sâm,…và các vị thuốc quý khác.
- Bài thuốc 2: Hoàng cầm. Bạch thược, Hoàng liên,…và các vị thuốc quý khác.
Ngoài sử dụng thuốc uống, Đông y còn sử dụng thuốc ngâm, bôi, giúp làm sạch da, mềm da, làm lành những tổn thương nhanh chóng.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng giải độc, tiêu viêm từ bên trong bệnh, tuy nhiên, các bài thuốc cần được sử dụng dưới sự kê toa của bác sĩ, người bệnh cần đến trực tiếp cơ sở y học cổ truyền uy tín để bác sĩ kê thuốc “đúng người, đúng bệnh”.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm khô. Từ đó, có hướng nhận biết và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Chúc bạn nhiều sức khỏe!