Bệnh chàm tiếp xúc và 3 thông tin đáng quan tâm

Tiếp xúc với các hóa chất, sơn móng, dầu gội,…đều là những tác nhân phổ biến gây nên bệnh chàm tiếp xúc. Đây là căn bệnh mang tính chất dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Vậy triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc ra sao? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Contents

Bệnh chàm tiếp xúc là gì?

Chàm tiếp xúc là một trong những thể bệnh chàm thường gặp, khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: Kim loại, xi măng, hóa chất và vi khuẩn.

benh cham tiep xuc la gi
Bệnh chàm tiếp xúc là gì?

Đây là căn bệnh gây tổn thương ở những vùng da hở như mặt, chân, tay và cổ.Tổn thương cơ bản là tình trạng da đỏ, xung huyết, phù nề và có mụn nước. Sau một thời gian các mụn nước vỡ, gây phù nề, rỉ dịch và trợt loét, có thể hình thành thương tổn mãn tính với đặc trưng da dày cộm, có vảy và khô ráp.

Triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc

Chàm tiếp xúc thường xuất hiện ở vùng da hở với các triệu chứng điển hình như:

  • Sau khi da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên sẽ bắt đầu đỏ và sưng huyết
  • Tiếp đến là phù nề, nội cộm và có ranh giới tương đối rõ ràng với những vùng da lành
  • Bề mặt da tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ hoặc có thể có bọng nước lớn.
  • Sau một thời gian ngắn mụn nước sẽ vỡ ra, gây ngứa ngáy gây rỉ dịch, phù nề, đau nhức và trợt loét, da khô và lành hẳn.
  • Một số trường hợp hình thành tổn thương có hình dạng tương ứng với phạm vi tiếp xúc
  • Nếu thường xuyên tiếp xúc với yếu tố dị nguyên hoặc ma sát, cào gãi trong thời gian dài có thể hình thành tổn thương dạng mãn tính.
  • Bệnh chàm tiếp xúc mãn tính điển hình bởi tình trạng da tăng tế bào sừng, gây dày sừng, bong vảy da, khô và nứt nẻ kéo dài.
trieu chung cua benh cham tiep xuc
Triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc

Các triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc có xu hướng nặng nề và lan tỏa rộng nếu tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên và các yếu tố rủi ro.

goi bac sichat bac si
chat facebookchat zalo

Các nguyên nhân gây ra bệnh chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các yếu tố dị nguyên như: Hóa chất, xà phòng, kim loại,…Hiện nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh chịu tác động bởi:

Di truyền: Đây là bệnh lý mang tính di truyền cao. Trên thực tế, những người bị chàm tiếp xúc thường có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn và viêm mũi dị ứng,…

Yếu tố dị nguyên: Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: Phấn hoa, kim loại, xà phòng, cao su, thuốc bôi, thức ăn gây dị ứng,…là nguyên nhân khiến bệnh chàm tiếp xúc bùng phát.

nguyen nhan gay benh cham tiep xuc
Nguyên nhân gây bệnh chàm tiếp xúc

Một số yếu tố khác: Tâm lý căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, suy giảm miễn dịch,…cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. 

Bệnh chàm tiếp xúc nguy hiểm như thế nào?

Bệnh chàm tiếp xúc là căn bệnh gây tổn thương ngoài da, mang tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Ngoài những biểu hiện bên ngoài thì bệnh còn gây ngứa rát kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh lành tính không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách bệnh sẽ phát triển phức tạp, lan rộng và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Gây bội nhiễm

Tình trạng chảy dịch, ngứa ngáy lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra bội nhiễm. Bội nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và có nguy cơ nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.

goi bac sichat bac si
chat facebookchat zalo

Gây viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh là hệ quả do tổn thương da bị gãi cào thường xuyên, dẫn đến tình trạng lichen hóa và nhiễm cộm. Viêm da thần kinh gây ngứa dữ dội và gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.

benh cham tiep xuc nguy hiem nhu the nao
Bệnh chàm tiếp xúc nguy hiểm như thế nào?

Tác động đến tâm lý

Khi bệnh tái đi tái lại thường xuyên gây ảnh hưởng lớn trên da sẽ tác động đến tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân bị chàm tiếp xúc có thể hình thành tâm lý căng thẳng, tiêu cực, e ngại và thiếu tự tin khi giao tiếp.

Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc và đời sống sinh hoạt thông thường. Ở một số trường hợp không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ngứa nhiều vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ và mất ngủ kéo dài, trầm cảm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm tiếp xúc. Hãy tiến hành tìm đến cơ sở y tế uy tín điều trị bệnh ngay khi xuất hiện triệu chứng để ngăn ngừa biến chứng xảy ra nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *